Tập đoàn Topica Edtech, nhà đầu tư giáo dục trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, tuyên bố sẽ đầu tư thêm 3,5 triệu USD để phát triển Kidtopi, nền tảng dạy kèm tiếng Anh trẻ em online.

Nền tảng này sẽ được Topica chính thức ra mắt vào năm 2020, nhắm đến trẻ em Việt Nam thông qua dịch vụ học tiếng Anh trực tuyến một-kèm-một với giáo viên từ các trường tiểu học ở Hoa Kỳ và Canada. Tất cả các giáo viên đều có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh, có trình độ sư phạm cao và có hơn năm năm kinh nghiệm giảng dạy.
Phương pháp dạy kèm trực tiếp Kidtopi cho phép trẻ tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên, tương tự như cách chúng học tiếng mẹ đẻ. Mỗi buổi là 25 phút, trong đó học sinh sẽ được tương tác liên tục với giáo viên. Topica cho biết tất cả các chương trình giảng dạy đều dựa trên các tiêu chuẩn học tiếng Anh của các tiểu bang tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, phụ huynh có thể chọn giáo viên bao nhiêu lần tùy thích, để tìm người phù hợp với tính cách trẻ con và tốc độ học tập của các em, để đảm bảo trải nghiệm học tập tốt nhất.
Phạm Minh Tuấn, người sáng lập và chủ tịch của Topica, cho biết Kidtopi sẽ là một sản phẩm chủ chốt mới bên cạnh Native và Edumall. Công ty này đang đa dạng hóa các dịch vụ của mình cho các nhóm tuổi học sinh khác nhau.
Topica đã khá nổi tiếng với Topica Native, nền tảng dạy tiếng Anh đàm thoại trực tuyến cho người học trên toàn khu vực và Edumall. Công ty này tiếp mở rộng với nền tảng trực tuyến cung cấp các khóa học kỹ năng ngắn ở Thái Lan và Việt Nam, cung cấp các video huấn luyện các chủ đề phổ biến từ Excel đến chơi ghi-ta và nuôi dạy trẻ em.
Năm ngoái, Topica đã huy động 50 triệu USD tài trợ từ công ty cổ phần tư nhân Northstar Group. Vào thời điểm đó, đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất cho một công ty công nghệ Việt Nam. Startup này là một tên tuổi edtech hàng đầu trong khu vực và đã phủ sóng tất cả các nước lớn ở Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines.
Việt Nam hiện có khoảng 87 công ty khởi nghiệp edtech và lĩnh vực này đã sẵn sàng thu hút thêm đầu tư trong khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu từ những phụ huynh luôn sẵn sàng đầu tư giáo dục cho con, và từ những sinh viên luôn khát khao kiến thức.
(Theo kr-asia.com)