Khoá học online: Tự quản hay bán trên siêu thị trực tuyến?

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của những người tạo khóa học online là sẽ bán khóa học của mình ở đâu.

Cuối cùng thì bạn cũng đã hoàn thành kiệt tác của mình, đến lúc phải định giá và bắt đầu tìm kiếm người học. Thế nhưng bạn sẽ nên tiếp thị khóa học online của mình ở đâu?

Khi nói đến việc bán các khóa học online, về cơ bản, bạn có hai lựa chọn: 

  1. Tự quản khóa học trên hệ thống do mình xây dựng trên các nền tảng như: Thinkific, Talent LMS, v.v.
  2. hoặc bán nó trên siêu thị online như Udemy, Unica, Edumall, Kyna, v.v.

Vì có những ưu và nhược điểm đối với cả hai lựa chọn, nên tuỳ thuộc vào mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể của bạn với tư cách là người tạo khóa học, bạn sẽ phải tự quyết định cho mình cách tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho việc kinh doanh khóa học trực tuyến.

1. Ưu điểm của việc bán khoá học trên siêu thị online.


ecourses-tren-siêu-thị-online
Nguồn: Mediamodifier trên Pixabay

1.1. Thị trường lớn có sẵn cho bạn.

Cho đến nay, lợi thế lớn nhất của việc tổ chức khóa học của bạn trên siêu thị online là phần lớn doanh số của bạn sẽ đến từ những nỗ lực tiếp thị của nền tảng này. Do doanh thu của họ phụ thuộc vào số lượng sinh viên theo học, họ thường rất giỏi tiếp thị và chi hàng trăm ngàn đô la để tối ưu hóa SEO và quảng cáo trực tuyến mỗi tháng.

1.2. Dữ liệu học viên khổng lồ.

Khi một siêu thị khóa học online được hình thành và ổn định qua thời gian, nó đã thu hút hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người mua tiềm năng và tích hợp chúng vào cơ sở dữ liệu. Nhờ công cụ đề xuất khóa học của họ, khóa học của bạn có cơ hội được hiển thị cho hàng ngàn người mua đang tìm kiếm chủ đề khóa học tương tự như của bạn trên siêu thị online đó.

1.3. Cộng đồng hỗ trợ lớn.

Siêu thị trực tuyến rất chăm chút cho việc đảm bảo các giảng viên có đủ thu nhập và đủ điều kiện làm việc để gắn bó lâu dài. Để đạt được mục tiêu đó, họ cung cấp rất nhiều trợ giúp miễn phí và truy cập vào các cộng đồng online của các giảng viên, nơi mọi người được khuyến khích để hỗ trợ, động viên và giúp đỡ lẫn nhau để thành công.

1.4. Thị trường uy tín.

Một số siêu thị đã tồn tại trong nhiều năm và đã phát triển thành những thương hiệu mạnh và uy tín. Ví dụ như trên thế giới có Udemy, Skillshare, Coursera, Edx, v.v, tại Việt Nam có Edumall, Kyna, v.v.  Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin đối với những học viên tiềm năng, những người thích mua hàng từ một thương hiệu nổi tiếng hơn là từ một người bán độc lập tương đối xa lạ.

2. Nhược điểm khi bán khoá học trên siêu thị online.


siêu-thị-trực-tuyến-khoá-học-online
Nguồn: Steve Buissinne trên Pixabay

2.1. Không có quyền truy cập vào địa chỉ email học viên của bạn.

Đây là nhược điểm lớn nhất của việc tổ chức khóa học của bạn trên siêu thị online. Tài sản quý giá nhất mà bạn có với tư cách là người tạo khóa học trực tuyến là học viên của mình, nhưng trên siêu thị khoá học online, học viên của bạn không do bạn sở hữu, họ thuộc về người quản trị nền tảng trực tuyến này.

Điều này khiến cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của bạn ra ngoài siêu thị rất khó khăn vì bạn không thể phát triển mối quan hệ với các học viên của mình theo cách riêng mà bạn muốn. 

2.2. Bạn không có quyền kiểm soát: Họ quyết định tất cả các quy tắc.

Bạn không chỉ không có quyền truy cập vào thông tin liên lạc của học viên, mà siêu thị còn quyết định mức độ thường xuyên bạn có thể giao tiếp với học viên của mình, những gì bạn có thể hoặc không thể thể quảng bá khi bạn nhắn tin cho họ, thậm chí họ còn kiểm soát cả việc bạn nên định giá bao nhiêu cho các khóa học của mình, và còn phải chờ đợi mới được trả tiền.

Tại mọi thời điểm bạn phải tuân theo các quy tắc và sự trồi sụt về doanh số của siêu thị. Nếu bạn không tuân thủ các quy tắc của họ, bạn có thể bị loại và mất quyền truy cập vào tất cả các học viên của mình ngay lập tức. Doanh thu bạn cũng thăng trầm theo sự lên xuống của siêu thị online mà bạn đang bán khoá học.

2.3. Công tác tiếp thị họ làm cho bạn không phải là miễn phí.

Thật tuyệt vời khi có siêu thị đầu tư vào việc quảng bá các khóa học của bạn nhưng dịch vụ đó không hề miễn phí. Về bản chất, siêu thị hoạt động như một chi nhánh và họ có thể giữ 50% hoặc nhiều hơn cho mỗi giao dịch mà họ tạo ra.

Trong một số trường hợp, nếu việc bán hàng thông qua một trong các chi nhánh bên thứ 3 của họ (tiếp thị liên kết), người hướng dẫn chỉ được giữ 25% cho mỗi lần bán. Vì hầu hết doanh số của họ đã được giảm giá rất nhiều, nên không có gì lạ khi người hướng dẫn kiếm không đến 3 đô la cho mỗi lần bán được một khóa học có giá 200 đô la.

2.4. Thương hiệu của bạn bị mờ nhạt.

Thương hiệu duy nhất mà một siêu thị quan tâm đến việc quảng bá là của thương hiệu của siêu thị đó chứ không phải của bạn. Bạn có thể được phép đặt watermark vào video của mình và mặc một chiếc áo thun có logo công ty của bạn trên video nhưng điều đó quá mờ nhạt cho ý định quảng bá thương hiệu cho riêng mình.

Bạn cũng có ít khả năng tùy chỉnh giao diện của các trang khóa học, vì vậy, tại mọi thời điểm, học viên của bạn sẽ được tiếp xúc với các lựa chọn thiết kế và logo của siêu thị trực tuyến. Theo một nghĩa nào đó, khi bạn lưu trữ trên một nền tảng nào đó, bạn cần nhớ rằng bạn đang làm việc cho họ chứ không phải điều ngược lại.

3. Ưu điểm của việc tự lưu trữ và kinh doanh các khóa học online.


có-nên-tự-bán-khoá-học-online
Nguồn Mediamodifier trên Pixabay

3.1. Bạn sở hữu địa chỉ email học viên của mình.

Đây là sự khác biệt lớn, những gì đúng cho nền tảng siêu thị online sẽ trái ngược với việc tự lưu trữ trên nền tảng của mình. Nếu bạn tự lưu trữ các khóa học online trên nền tảng mình tạo dựng, bạn có toàn quyền kiểm soát và quyền sở hữu đối với các địa chỉ email của học viên. Điều này cho phép bạn phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với dữ liệu học viên của mình,  đây là điều rất quan trọng để xây dựng niềm tin và có được doanh số lặp lại.

3.2. Bạn có toàn quyền kiểm soát: Xây dựng thương hiệu, Tùy chỉnh, Tích hợp.

Trên nền tảng tự lưu trữ, bạn là ông chủ. Như vậy, bạn có quyền tự do tùy chỉnh giao diện của trường online, thêm logo, quảng bá thương hiệu, tích hợp với các dịch vụ khác, nhận phân tích chi tiết về sự tham gia và chuyển đổi, quản lý các chi nhánh của riêng bạn.

3.3. Bạn có thể tính phí những gì bạn muốn và được trả tiền ngay lập tức.

Khi bạn tự quản, bạn có thể tuỳ nghi định giá cho các khóa học online của mình. Bạn cũng có thể cung cấp các gói thanh toán và thậm chí cho phép đăng ký trả phí định kỳ. Ngoại trừ một khoản phí giao dịch nhỏ trả cho nền tảng ứng dụng, bạn có thể giữ lại phần lớn doanh thu bán được và tùy thuộc vào gói lưu trữ mà bạn mua, thậm chí bạn có thể không cần phải trả thêm tiền hàng tháng.

3.4. Không có được uy tín thương hiệu lớn: Lời chứng thực và đánh giá của người dùng có thể tự tạo dễ dàng.

Trừ khi bạn là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng cộng đồng hoặc là đại diện cho một thương hiệu nổi tiếng, hầu hết học viên đều có quyền thắc mắc bạn (người giảng dạy) là ai và họ có nên tin tưởng bạn hay không. Trên các siêu thị thường có hệ thống sàng lọc và vì hệ thống đánh giá và xếp hạng của họ rất khó bị hack, những giáo viên không tốt rất dễ nhận ra thông qua điểm đánh giá và lượng học viên theo học. Khi bạn tự quản trên hệ thống của riêng mình, các đánh giá và lời chứng thực của học viên có độ tin cậy thấp hơn bởi vì chúng dễ dàng bị giả mạo và tự sản xuất hơn.

4. Nền tảng khóa học online nào là lựa chọn tốt nhất?


bán-khoá-học-online-ở-đâu

Vậy thì giải pháp nào là tốt nhất?

Còn tuỳ. Không thiếu những câu chuyện thành công của những giảng viên sử dụng một trong hai cách tiếp cận. Trên thực tế, nhiều giảng viên dạy online hàng đầu sử dụng cả hai phương pháp – thường bắt đầu trên siêu thị trực tuyến cho đến khi có những thành công và tiếng tăm nhất định thì sẽ chuyển sang nền tảng tự quản, nơi họ có nhiều quyền kiểm soát hơn và có thể định giá cao hơn.

Ví dụ như Jonathan Levi, một người tạo khóa học online dạy các kỹ năng đọc và ghi nhớ tốc độ, đã xây dựng một doanh nghiệp khóa học trực tuyến rất thành công sử dụng Udemy (một siêu thị khóa học) và Thinkific (nền tảng khóa học tự lưu trữ). Bạn có thể đọc câu chuyện về cách anh ấy xây dựng doanh nghiệp của mình ở đây.

Nếu bạn đang bắt đầu, lưu trữ khóa học online của bạn trên siêu thị có lẽ là cách dễ nhất để có được doanh số đầu tiên và xác nhận nhu cầu cho chủ đề khóa học của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch xây dựng một nguồn thu nhập bền vững, hoặc bạn cần kiểm soát nhiều hơn, xây dựng thương hiệu cá nhân đóng vai trò quan trọng đối với bạn, và hơn thế nữa bạn có kế hoạch bán các khóa học trực tuyến cao cấp, thì chắc chắn việc tự quản trên hệ thống  của mình là một hướng đi nên chọn.

(Sưu tầm và tổng hợp)


E-learning advocate. Instructional Design. Marketing. Entrepreneur. Owner of ecourses.vn

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top