Đồng hồ thông minh và sự gian lận trong thi cử thời công nghệ

Nhất quỷ – nhì ma – thứ ba học trò, câu nói dân gian của người xưa không chỉ đúng trong các trò nghịch ngợm của học sinh mà còn đúng trong cách mà sinh viên gian lận trong thi cử ngày nay.

1. Vấn đề gian lận trong thi cử.

Gian lận trong thi cử đã là một vấn đề đối với các nhà giáo dục kể từ buổi bình minh của giáo dục có tổ chức, với những sinh viên táo bạo luôn tìm cách vượt qua các kỳ thi mà không cần nhiều buổi học.

Tuy nhiên, các phương pháp mà học sinh sử dụng để gian lận trong thi cử đang thay đổi cùng với sự tiến bộ của công nghệ. Việc ra đời của các thiết bị đeo tay công nghệ cao như đồng hồ thông minh dẫn đến những chiêu trò mới làm cho giáo viên và giám thị trong trường học phải quan tâm nhiều hơn.

Vấn đề này được minh chứng rõ ràng hơn bao giờ hết trong vụ bê bối gần đây tại một trường y ở Thái Lan, nơi các sinh viên bị bắt gặp sử dụng máy ảnh gián điệp gắn trên đồng hồ thông minh của họ để gian lận trong các kỳ thi tại trường. Các thí sinh dự thi có mang camera gián điệp không dây gắn vào kính mắt của họ, sử dụng đồng hồ thông minh của mình như một phương tiện để truyền câu hỏi và đáp án cho những sinh viên khác cần trợ giúp.

Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động cho các nhà giáo dục ở khắp mọi nơi, đặc biệt là khi hiệu trưởng trường đại học y ở Thái Lan nói trên đăng hình ảnh của thiết bị gián điệp lên phương tiện truyền thông xã hội. Và do đó, một mối đe dọa mới đã được phơi bày.

2. Cấm sử dụng đồng hồ thông minh cho các kỳ thi.

dong-ho-thong-minh-va-van-de-gian-lan-trong-thi-cu
Nguồn: Pixabay

Phản ứng trước mối đe dọa tiềm tàng của đồng hồ thông minh khi nói về gian lận trong các kỳ thi đã dẫn đến một phản ứng dây chuyền của các trường đại học ban hành quy định cấm sử dụng thiết bị đeo tay thông minh trong các kỳ thi. Đồng hồ thông minh là công cụ mạnh mẽ có thể giúp sinh viên bí mật truy cập vào mọi thứ, từ hình ảnh đến các phép tính toán học, tất cả theo cách đơn giản trông giống như họ đang kiểm tra thời gian.

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi giá đồng hồ thông minh đang giảm dần và có thể sở hữu dễ dàng với ngân sách không quá lớn. Ngày càng có nhiều sinh viên đại học sở hữu những tiện ích này, làm tăng khả năng các vụ bê bối gian lận tiềm ẩn được hỗ trợ bởi sức mạnh của các thiết bị này.

Do đó, các trường đại học đang cố gắng đưa ra các biện pháp ngăn chặn trước khi nó trở nên mất kiểm soát bằng cách cấm hoàn toàn việc sử dụng đồng hồ thông minh trong phòng thi.

3. Các thiết bị công nghệ đeo khác – những mối đe dọa tiềm ẩn trong gian lận thi cử.

kinh-thong-minh-google-glass-va-van-de-gian-lan-trong-thi-cu
Nguồn: Pixabay

Không chỉ những chiếc đồng hồ thông minh có thể gây nên vấn đề gian lận tiềm ẩn cho các trường đại học và các trường khác trên toàn cầu. Công nghệ thiết bị đeo là một ngành công nghiệp đang bùng nổ với các thiết bị, như Google Glass, đang sẵn sàng giảm giá theo thời gian.

Google Glass có khả năng chụp ảnh mọi thứ đồng thời truyền và nhận thông tin. Về mặt lý thuyết, một học sinh có thể gửi một câu hỏi trắc nghiệm đến một người bạn đeo thiết bị được kết nối. Các câu trả lời sẽ được hiển thị trên Google Glass của họ trong vài giây mà giáo viên không hề biết.

Do đó, các giáo viên đại học và giám thị coi thi sẽ phải cần chú ý nhiều hơn đến những tiến bộ công nghệ có thể đeo được này. Giá càng rẻ, sinh viên càng dễ mua. Và khi điều đó xảy ra, nó mở ra vô số cơ hội để gian lận mà trước kia chưa từng có tiền lệ.

Đã qua rồi những ngày viết ghi chú ở bên trong bàn tay hoặc cánh tay và lén nhìn trộm tay áo  khi giáo viên đang lơ đễnh. Công nghệ thiết bị đeo đã thay đổi mọi thứ, thậm chí có thể bao gồm cả truy cập kỹ thuật số vào máy ảnh siêu nhỏ trong phòng thi.

Điều này đưa ra một loạt các thách thức tiềm ẩn cho giáo viên và giám thị. Sau phản ứng dây chuyền toàn cầu về việc cấm đồng hồ thông minh trong phòng thi, có thể đoán được các biện pháp tương tự sẽ diễn ra với các công nghệ đeo khác khi chúng trở nên dễ dàng truy cập hơn và rẻ hơn cho sinh viên sở hữu.

4. Lời kết.

Cái gì cũng có 2 mặt của nó, và sự tiến bộ về công nghệ cũng vây. Các thiêt bị công nghệ đeo đã và đang giúp người dùng truy cập dễ dàng vào hệ thống dữ liệu cá nhân lẫn công chúng cho mục đích giải trí, học tập, liên lạc, mua sắm và nhiều mục đích tốt đẹp khác.

Tuy nhiên chúng cũng đem đến những mối nguy tiềm ẩn cho việc lạm dụng để sử dụng cho mục đích không lành mạnh, điều quan trọng là các nhà giáo dục phải biết tự cập nhật cho mình những kiến thức mới này để có biện pháp chế tài hiệu quả chứ không đơn giản là cấm sử dụng trong mọi trường hợp.

(Theo https://www.thetechedvocate.org)


E-learning advocate. Instructional Design. Marketing. Entrepreneur. Owner of ecourses.vn

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top